Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website khi bán hàng trực tuyến
Chắc hẳn bạn đã nghe tới cụm từ “tỷ lệ chuyển đổi”? Đây là thước đo hiệu quả của quá trình bán hàng trực tuyến mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đề cập tới cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website khi bán hàng trực tuyến, giúp bạn áp dụng thành công trên cửa hàng của mình.
Tỷ lệ chuyển đổi cho website là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi hay còn gọi là Conversion Rate, được viết tắt là CR. Đây là chỉ số đơn vị phần trăm, miêu tả tỷ lệ người truy cập đã thực hiện hành động trên tổng lượng lượt truy cập vào trang web. Hành động này gọi là chuyển đổi, sự chuyển đổi này thường là mua hàng, điền thông tin, hoàn thành bảng khảo sát khách hàng…
Ví dụ như thế này giúp bạn dễ hiểu nhé. Hôm nay, trang web của bạn có lượng traffic là 400 lượt. Cuối ngày bạn kiểm tra có 10 người mua hàng qua website, lúc này số người thực hiện hành động mua hàng chia cho tổng traffic và nhân 100% là ra tỷ lệ chuyển đổi. Cụ thể ở ví dụ này là: CR = (10/400) x 100 = 2,5%. Như vậy bạn phải tìm mọi cách để con số này càng cao càng tốt.
Tại sao tỷ lệ chuyển đổi cho website lại quan trọng?
Với định nghĩa nêu trên, hẳn bạn đã rõ được vì sao chúng ta cần quan tâm đến việc tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website. Có một lẽ tất yếu là dịch vụ, sản phẩm ở trang web top đầu sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn ở top 2.
Bạn không chỉ dừng lại ở việc SEO nó lên đầu, đấy mới chỉ nửa chặng đường, điều quan trọng không kém là khi vào trang web của bạn, họ sẽ thấy được gì, nó có cung cấp được thông tin hữu ích và tạo tin tưởng để đi đến hành động cuối cùng là MUA HÀNG.
Bằng cách nghiên cứu tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt trong cuộc đua đứng top, giúp bạn trở thành địa chỉ uy tín có tỷ lệ mua hàng cao.
Hơn nữa, khi bạn giữ chân khách hàng lâu hơn tại site của mình, khiến khách hàng click vào những mục khác để tìm hiểu, Google sẽ đánh giá cao điều này. Từ đó trang web của bạn sẽ vượt lên các đối thủ khác.
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website khi bán hàng trực tuyến.
Tối ưu hóa giao diện website.
Giao diện website là thứ đầu tiên đập vào mắt khách hàng, nó có ấn tượng hay không bắt đầu từ đây. Hiện nay, có nhiều sản phẩm, dịch vụ trên thị trường do đó khách hàng có nhiều lựa chọn và họ bắt đầu khó tính trong việc gửi niềm tin mua hàng, sử dụng dịch vụ.Nếu bạn làm website bán hàng chuẩn seo thì giao diện website sẽ cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp, tin tưởng dành cho bạn.
Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, khi bạn tìm một sản phẩm, dịch vụ nào đó để mua, một trang web xấu thiếu chuyên nghiệp và một website đẹp, nhiều tiện ích thì bạn sẽ xem xét dịch vụ, sản phẩm nào?
Việc tối ưu hóa lại giao diện website là công việc cần thiết để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hãy tạo sự ấn tượng khi khách hàng ghé thăm, tích hợp những tiện ích, trải nghiệm cho người dùng, cơ hội mua hàng của website bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
Tăng tốc độ load website
Việc tối ưu hoá tốc độ website sẽ là một trong những cách hiệu quả để cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao thứ hạng SEO. Cách tối ưu tốt đó là chọn Hosting chất lượng, phù hợp cho website với băng thông lớn để duy trì độ ổn định của trang web thông qua công ty Hosting uy tín lâu năm chẳng hạn như Mona Host.
Bạn có thể sử dụng Hosting miễn phí nhưng tất nhiên nó sẽ có mặt hạn chế nhiều thứ như không thể kiểm soát quảng cáo trên web, không được hỗ trợ kỹ thuật chuẩn, giới hạn băng thông và nhất là sẽ khó lòng bảo vệ website khỏi những thứ nguy hại trên Internet.
Thực hiện A/B Testing.
A/B Testing là kỹ thuật chuyên biệt để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website. Ở mục này chúng tôi sẽ giới thiệu bạn hiểu một cách đơn giản nhất để áp dụng cho trang web mình.
A/B Testing là gì?
Ví dụ lượng traffic vào site bạn là 100%, bạn chia đôi số traffic ấy ra, tạm gọi là nhóm traffic A và nhóm traffic B. Với mỗi nhóm traffic này bạn sẽ thử nghiệm với hai phiên bản khác nhau để cân nhắc xem cái nào mang tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
Bạn có thể test dựa trên những yếu tố như Headlines (Tiêu đề), Kích cỡ chữ, bố cục, Các nút kêu gọi hành động,…
Lưu ý khi thực hiện kỹ thuật A/B Testing.
– Cùng một thời điểm, chỉ thực hiện test một yếu tố trong nhiều yếu tố trên website. Ví dụ, bạn muốn test nút CTA màu đỏ với màu xanh, nút nào mang lại hiệu quả click nhiều hơn. Thì cùng một thời điểm đó bạn chỉ A/B Testing với hai yếu tố này thôi. Bạn không nên làm cùng lúc test nút CTA rồi test thêm layout blog post… Như vậy thì kết quả mới chính xác được.
– A/B Testing chỉ áp dụng khi trang web của bạn đã có lượng truy cập lớn và ổn định. Bởi nếu site của bạn chưa có traffic hoặc traffic thấp thì nó không đủ số lượng giúp bạn phân tích.
– A/B Testing phải áp dụng trong một thời gian dài, tối thiểu 1 tuần, nếu kết quả vẫn tương đồng thì bạn cần thực hiện cả tháng để thấy sự chênh lệch rõ.
Phát triển nội dung.
Người dùng truy cập vào website của bạn bằng từ khóa cụ thể nào đó, nghĩa là họ đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin, điều bạn cần làm là cung cấp đầy đủ, giải quyết tốt vấn đề khách hàng mong muốn. Khiến họ tập trung, tìm hiểu thông tin ngay trên trang web của bạn chứ không phải thoát ra và vào một website khác.
Điều này đòi hỏi bạn cần đầu tư phát triển content cho website của mình để khách hàng thấy được lý do muốn mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của bạn. Nói đơn giản, nhưng bắt tay thực hiện trên trang web cần nhiều yếu tố như: Headline, Subtitle, Bullet Point, hình ảnh, Social proof, Testimonial…. Đây là những yếu tố quan trọng khiến người đọc chú ý để tìm hiểu thông tin.
Học cách sử dụng Call-To-Action đúng cách.
Call-To-Action là lời kêu gọi hành đồng, thường có 2 hình thức chính hay dùng đó là:
– Nút kêu gọi với màu sắc nổi bật, có thiết kế nếu cần đầu tư. Màu sắc nút kêu gọi nên tương phản với màu website nhé.
– Kêu gọi bằng text, tức là bạn dùng vài từ ngắn gọn làm sao để khách hàng click vào nó và dẫn đến một link khác.
Chắc hẳn, không ít người đã thấy những kiểu như “Limited Edition”, “Limited Time” hay đồng hồ đếm ngược. Nó mang tính khẩn cấp, thôi thúc người dùng hành động ngay lập tức.
Trên đây là những chia sẻ về tỷ lệ chuyển đổi, hẳn bạn đã hiểu được định nghĩa và cách tăng tỷ lệ này như thế nào rồi đúng không? Bạn cần tối ưu tốt những yếu tố trên và kết hợp thêm công cụ hỗ trợ để thực hiện tốt công việc này. Ngoài ra, nếu bạn không tự mình tối ưu được website bán hàng thì bạn có thể tham khảo một số mẫu website bán hàng từ các chuyên viên thiết kế. Chúc bạn thành công!