Cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps đơn giản
Dùng Google Maps hiện được nhiều cửa hàng kinh doanh, hay các doanh nghiệp cân nhắc sử dụng. Khi mạng internet có số lượng người dùng lớn, tăng lên từng ngày thì việc tạo địa chỉ kinh doanh trên Google Maps giúp mỗi đơn vị dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa. Nó hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, dễ dàng và thành công. Bài viết này cùng Smartphone Korea tìm hiểu để biết cách đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps đơn giản mang tới khả năng hỗ trợ hiệu quả cao cho mỗi công ty, mỗi đơn vị.
Nên hay không khi đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps?
Việc xác định nên hay không nên đưa doanh nghiệp lên Google Maps cần được đánh giá, xem xét một cách toàn diện. Qua đó việc đưa ra được quyết định cuối cùng phù hợp, từ đó đảm bảo mới có được những lợi ích lớn như mong muốn. Từ hiểu biết về ưu điểm, hạn chế của việc đưa địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps khi được xác định giúp chúng ta có được những thông tin hữu ích và đánh giá khách quan nhất. Lời khuyên bạn không nên đựa địa chỉ nhà lên Google Maps (trừ khi bạn kinh doanh hộ gia đình) để bảo mật sự riêng tư nhé.
Ưu điểm
Tiến hành đưa địa chỉ của công ty lên Google Maps khi hoàn thành mang tới nhiều giá trị, nhiều lợi ích lớn. Khi biết được những lợi ích chắc chắn sẽ giúp mỗi doanh nghiệp có thể cân đối, tính toán và đưa ra lựa chọn sau cùng lý tưởng và phù hợp:
- Việc đưa địa chỉ lên Google Maps giúp thông tin về doanh nghiệp, về cửa hàng được cung cấp một cách chi tiết, cụ thể. Nó cung cấp thông tin cho khách hàng và mỗi người dùng sẽ có được tin tức hữu ích khi quan tâm tới doanh nghiệp.
- Không chỉ hiển thị địa chỉ mà thông tin về tên tuổi, bản đồ đường đi, hay giờ làm việc, số điện thoại liên hệ, website,… đều được thể hiện chi tiết. Từ đó khách hàng chủ động trong tìm hiểu, hiểu rõ hơn nữa về doanh nghiệp.
- Khi đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps nó sẽ tạo ra một Goolge Plus tương tự như Fanpage trên Facebook. Lúc dó việc có thể cung cấp thêm thông tin, chia sẻ nhiều tin tức hữu ích, cải thiện lượt truy cập,… được thực hiện tốt. Đây là cách để nâng cao uy tín cho mỗi đơn vị.
- Khách hàng chủ động biết được địa chỉ, cách thức liên hệ với doanh nghiệp. Qua đó việc có thêm những khách hàng tiềm năng, cải thiện doanh thu trở nên thuận lợi hơn.
- Để tăng tính hiệu quả cho Website bán hàng, bạn có thể nhúng trực tiệp vị trí trong Google Maps vào trang liên hệ hay footer trên website. Giúp cho khách hàng dễ dàng điều hướng đến địa điểm mà không cần phải vào Google Maps.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích thì việc tạo địa chỉ cho doanh nghiệp trên Google Maps cũng tồn tại một vài những hạn chế nhất định. Xác định được ưu và nhược điểm chắc chắn sẽ giúp mỗi đơn vị yên tâm khi đưa ra cho mình quyết định thích hợp. Trong đó những hạn chế cụ thể chính là:
- Các doanh nghiệp có website không đủ mạnh với độ uy tín không cao sẽ khiến kết quả tìm kiếm của người dùng khi trả về không có phân mô tả. Lúc đó, khách hàng không có được những thông tin cần thiết và hữu ích để tìm hiểu rõ nét hơn về doanh nghiệp. Lời khuyên bạn nên tìm đến những dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO để hoàn thiện trang web và tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp với Google.
- Tiến hành đưa địa chỉ lên Google Maps cần được thực hiện một cách chuẩn xác, đầy đủ theo các bước mới đảm bảo thực hiện đầy đủ. Song không phải ai cũng có được hiểu biết đầy đủ, chi tiết để thực hiện một cách hiệu quả và chuẩn xác được.
Cân nhắc với tình hình thức tế, yêu cầu của doanh nghiệp để việc tiến hành đưa địa chỉ lên Google Maps được quyết định nên hay không nên thực hiện chuẩn xác và thích hợp nhất. Qua đó, duy trì hoạt động hiệu quả và ổn định, có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới dễ dàng, phát triển kinh doanh tốt hơn, khai thác tốt lợi ích mà việc đưa địa chỉ lên Google Maps mang lại.
Các bước đưa địa điểm lên Google Maps cho doanh nghiệp
Cách đưa địa chỉ lên Google Maps đơn giản giúp quá trình đưa địa chỉ lên Google Maps được thực hiện tốt như mỗi người yêu cầu. Thực hiện qua các bước đơn giản giúp việc tạo địa chỉ của doanh nghiệp lên Google Maps được hoàn thành:
- Bước 1: Thục hiện truy cập vào Google của doanh nghiệp sau đó nhấn chọn vào phần Đưa lên Google.
- Bước 2: Tiến hành thao tác đăng nhập bằng tài khoản gmail đang dùng của doanh nghiệp. Nếu đã đăng nhập gmail từ trước chúng ta có thể bỏ qua bước này.
- Bước 3: Bảng điều khiển khi đã xuất hiện cần điền đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp theo form được cung cấp. Khi thông tin đã được điền đầy đủ nhấn vào Tiếp tục.
- Bước 4: Trong hoàn cảnh địa chỉ của doanh nghiệp khi nhập vào không thể tìm kiếm được thì lúc này thực hiện việc thả ghim vị trí chính xác ngay trên bản đồ của Google Maps cần được tiến hành. Ngoài ra, thông tin về số điện thoại nên lựa chọn là số máy bàn cố định (nếu có). Google lúc này có thể xác minh được vị trí một cách nhanh chóng, với độ chuẩn xác cao.
- Bước 5: Đưa ra thông báo về tạo trang Google+ của doanh nghiệp nhằm giúp quản lý được thông tin của công ty được thực hiện tốt cũng như đầy đủ các thông tin liên quan khác.
- Bước 6: Lựa chọn hình thức xác minh, trong đó thường thì việc xác minh bằng cách gửi mail trực tiếp là lựa chọn cơ bản và được áp dụng phổ biến.
- Bước 7: Sau thời gian khoảng 1 – 2 tuần địa chỉ doanh nghiệp được đưa lên Google Maps thì quá trình xác minh sẽ được thực hiện. Thư xác minh gửi về sẽ có mã số bên trong, tiến hành nhập vào google.com/local/verified để hoàn thành toàn bộ các thao tác.
Yêu cầu khi tạo địa chỉ cho doanh nghiệp trên Google Maps cần đảm bảo điền chi tiết, chuẩn xác để đảm bảo mã xác minh được gửi tới, không có sai sót hay thất lạc thông tin nào có thể xảy ra. Lúc đó nhận thông tin xác nhận sớm, không chờ đợi quá lâu để địa chỉ của doanh nghiệp sớm xuất hiện, tận dụng tối đa được những lợi ích cần thiết.
Những lưu ý giúp quản lý thông tin trên Google Maps hiệu quả
Theo MonaSEO thì ngoài việc thực hiện thêm địa chỉ Công ty vào Google Maps đúng các bước thì lúc này việc quản lý thông tin cần được thực hiện đầy đủ, cần đặc biệt lưu ý. Việc bảo vệ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp là điều mà mỗi người hoàn toàn có thể yên tâm. Trong đó, việc quản lý thông tin muốn được thực hiện tốt cần lưu ý một số vấn đề như:
- Truy cập vào Google My Business – Google địa điểm doanh nghiệp, trang này được tạo tự động sau khi đăng kí địa chỉ của công ty đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu.
- Các thông tin như điện thoại liên hệ, tên công ty, hay địa chỉ, hình ảnh, hoặc logo,… đều có thể thay đổi nếu cần. Khi Google có những phát sinh thì thay đổi cần được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ.
- Trong địa chỉ Google+ chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện việc thêm những tin liên quan của doanh nghiệp, hoặc những thông tin hữu ích, những mô tả mà người dùng đặc biệt quan tâm.
- Cân nhắc dùng Geo Metal Tag cho website hoàn toàn có thể áp dụng được đánh giá cao. Thông qua đó việc giúp Google Maps lên nhanh chóng, thông tin về doanh nghiệp trên Google cũng được đảm bảo với kết quả cuối cùng như yêu cầu.
Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Maps có thể thực hiện một cách đơn giản chỉ với vài thao tác. Tìm hiểu để có cách thực hiện một cách chuẩn xác và hiệu quả mang lại những lợi ích lớn, hỗ trợ toàn diện theo yêu cầu của mỗi đơn vị. Xác định cách tạo đơn giản nhưng hiệu quả, đồng thời có những lưu ý để quản lý thông tin của doanh nghiệp trên Google Maps đều cần được chú ý mới giúp doanh nghiệp có được hoạt động hiệu quả, phát triển mạnh mẽ hơn. Hy vọng qua bài hướng dẫn đưa địa chỉ lên Google Maps sẽ giúp cho bạn thực hiện thành công việc này.