Tác hại khi để trẻ xem tivi khi ăn cháo hoặc vừa chơi vừa ăn
Chắc hẳn đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 2 tuổi đều đã biết trẻ xem tivi khi ăn cháo hoặc vừa chơi vừa ăn là một thói quen không tốt . Thế nhưng, vì lý do như dễ đút cháo khi trẻ tập trung mà nhiều các cha mẹ đã vô tình gây ra nhiều tác hại cho bé. Một số cha mẹ cố tình làm ngơ, một số khác lại cố thay đổi thói quen này của con nhưng chưa thành công. Vậy thì hãy dành một chút thời gian lắng nghe SmartPhone Korea mách nhỏ những tác hại cũng như phương pháp rèn trẻ không xem tivi khi ăn ngay sau đây nhé!
Tác hại khi trẻ xem tivi khi ăn cháo hoặc vừa chơi vừa ăn
Đối với trẻ biếng ăn, việc cho trẻ xem tivi khi ăn hay vừa chơi vừa ăn là một cách hiệu quả giúp trẻ ăn ngoan hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe như: Kidshealth, NIH, WHO, Mầm Non Lá Xanh… nếu bạn là một phụ huynh đang chăm con nhỏ thì hãy dừng lại thói quen đó ngay nếu không muốn trẻ gặp các tác hại…
1 – Mất tập trung khi ăn, không hứng thú với bữa ăn
Việc trẻ xem tivi khi ăn cháo khiến bé chỉ tập trung vào chương trình đang phát, không còn hứng thú với bữa ăn. Cho dù hôm nay mẹ nấu cháo con không thích, cháo có mặn, nhạt… bé đều không quan tâm. Việc của trẻ là há miệng và nuốt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị giác của trẻ. Bởi, khi bé quá tập trung vào việc khác ngoài ăn, lượng máu sẽ lên não nhiều hơn thay vì xuống dạ dày để tiêu hóa thức ăn.
Quá trình tiêu hóa này từ đó mà diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn. Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết, bữa ăn tiếp theo lại kéo đến, nhiều hơn, tích tụ dần làm cho bé cảm thấy chướng bụng, mất cảm giác đói và thèm ăn. Việc này lâu dần sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
2 – Trẻ béo phì khi vừa chơi đùa, xem tivi khi ăn
Khi con vừa xem tivi vừa ăn tức là bé không còn nhận thức được rằng mình đang phải ăn. Dĩ nhiên đó cũng là nguyên nhân trẻ không thể nhận ra khi nào mình cảm thấy no. Việc há miệng và nuốt một cách thụ động khiến trẻ có xu hướng tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn cơ thể cần. Bên cạnh đó, việc ngồi một chỗ xem tivi còn làm trẻ thiếu năng động, ì ạch, khó khăn trong việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Đó chính là lý do dẫn đến béo phì thường gặp ở trẻ.
3 – Trẻ xem tivi khi ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa
Lợi dụng sự mất tập trung vào bữa ăn của trẻ để cho trẻ ăn là một sai lầm. Trẻ vừa ăn vừa tập trung chơi đùa, xem tivi làm cho não hoạt động nhiều hơn thay vì hoạt động dạ dày. Khi đó, dịch vị dạ dày tiết ra không đủ để tiêu hóa kỹ thức ăn, cơ thể cũng từ đó mà hấp thu dinh dưỡng kém hơn. Nếu tiếp tục như vậy thì chỉ sau một thời gian ngắn, hệ tiêu hóa sẽ “đình công” – dẫn đến rối loạn, là nguyên nhân gây ra nhiều các vấn đề có hại cho sức khỏe của trẻ.
4 – Đau và viêm loét dạ dày
Như đã nói ở trên, trẻ xem tivi khi ăn hay vừa chơi đùa vừa ăn rất ảnh hưởng đến dạ dày. Thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ ú đọng trong dạ dày, trở thành môi trường “lý tưởng” cho vi khuẩn có hại tích tụ và phát triển. Tất nhiên, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến đau và viêm loét dạ dày.
5 – Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Việc cho trẻ xem tivi quá nhiều, không chỉ khi ăn mà bất cứ khi nào trẻ muốn là các bậc phụ huynh đang gián tiếp ngăn cản khả năng giao tiếp của con. Sở dĩ trẻ cần được trò chuyện thay vì ngồi một chỗ xem tivi bởi giai đoạn này lại là thời điểm trẻ đang cần học cách thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ.
Xem tivi không phải là hoạt động giao tiếp, không thể giúp trẻ nói, nhận biết bằng các chương trình trên tivi. Nói cách khác, việc tước đi quyền giao tiếp của trẻ làm trẻ chậm trong việc suy nghĩ và phản xạ, vô tình đưa trẻ gần hơn đến các dấu hiệu của trầm cảm.
6 – Ảnh hưởng đến hệ thống xương, lưng và bụng do tư thế ngồi không đảm bảo
Trẻ thường không thể kiểm soát tư thế ngồi của mình trong khi tập trung xem tivi. Nhất là khi trẻ vừa ăn vừa xem hoặc chơi đùa, thay vì ngồi ngăn ngắn thì những tư thế không đúng chuẩn lại khiến lưng và xương tổn thương.
7 – Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của trẻ
Trẻ xem tivi khi ăn thường có sở thích ngồi ở khoảng cách gần, nhìn chăm chú vào màn hình tivi không rời mắt. Tất cả những hoạt động này đều có thể gây ra các hiện tượng như mỏi mắt, nhức mắt. Bên cạnh đó, việc xem tivi quá nhiều quá liên tục sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Lâu dần sẽ khiến con khó đi vào giấc ngủ, quấy khóc và hay cáu gắt, hình thành thói quen mè nheo không hề tốt. Chính vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên hạn chế con tiếp xúc tivi cũng như các thiết bị điện tử khác.
Phương pháp rèn thói quen không cho trẻ xem tivi khi ăn
Đã là thói quen thì không thể một sớm một chiều có thể từ bỏ, nhất là đối với trẻ nhỏ chưa có nhận thức. Chính vì vậy vai trò của người làm cha làm mẹ càng quan trọng hơn trong những trường hợp như vây! Nếu con bạn đang có dấu hiệu nghiện tivi, trẻ xem tivi khi ăn thì hãy tham khảo các cách cho trẻ ăn dặm đúng cách và phương pháp tạo thói quen cho trẻ không xem, chơi đùa khi ăn ngay sau đây.
1 – Chỉ cho bé ngồi một chỗ cố định mỗi khi ăn từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Thói quen bé luôn ngồi cố định mỗi khi ăn phải được rèn luyện từ khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Đặt con vào một chiếc ghế dành riêng cho bé vừa trò chuyện cùng bé vừa đút cho bé ăn. Dần dần, bé sẽ hình thành suy nghĩ chỉ cần ngồi vào ghế tức là đã đến giờ ăn. Không tivi, điện thoại, không đồ chơi, bé chỉ được phép ăn và trò chuyện. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng không nên ép bé ăn nếu bé không muốn, hãy dừng lại nếu trẻ cảm thấy đủ no. Ép bé ăn quá nhiều khiến bé trở nên sợ hãi và ám ảnh mỗi khi được đặt vào ghế ăn.
2 – Tắt tất cả các thiết bi điện tử, cất đồ chơi trong tầm mắt của trẻ
Hãy đảm bảo rằng bạn đã cất hết những thứ thu hút to mò của trẻ ra khỏi tầm mắt của các bé. Khi không có thứ gì làm trẻ phân tâm buộc các bé sẽ phải chú ý đến bữa ăn của mình. Tất nhiên, sẽ có những bé sẽ đòi hỏi, quấy khóc và làm biếng ăn mỗi khi đến giờ ăn. Trong những trường hợp này cha mẹ hãy ra một mục tiêu. Hãy nói với con rằng chỉ khi bé ăn ngoan ngoãn hết số thức ăn này sẽ được thưởng những gì trẻ muốn. Đó cũng là một trong những phương pháp động viên tạo thói quen tốt cho trẻ.
3 – Khuyến khích trẻ tự ăn không cần mẹ đút
Không thể phủ nhận rằng bé luôn cảm thấy hứng thú hơn với những gì mình có thể được tự làm. Thay vì phải ép bé ăn từng muỗng, sao bạn không thử giúp bé tự ăn? Nói cách khác, hãy để trẻ được cầm muỗng và tự đút cháo cho chính mình. Cách này có thể khiến thời gian ăn của bữa ăn kéo dài hơn. Tuy nhiên, so với việc bé quấy khóc đòi được chơi hay xem tivi khi ăn thì phương pháp này hiệu quả hơn rất nhiều.
4 – Mẹ hãy hỏi han, trò chuyện nhiều hơn trong khi ăn
Hỏi han, trò chuyện cũng là cách làm trẻ phân tâm đến suy nghĩ rằng mình đang bị ép ăn. Hơn nữa, chia sẻ với bé những câu chuyện cũng là cách để dạy trẻ nói và bộc lộ cảm xúc. Nói tóm lại, hãy giao tiếp với trẻ thật nhiều, ngay cả khi không phải giờ ăn của bé.
5 – Giúp con ăn bằng những lời động viên, dỗ dành.
Những lời động viên, dỗ dành là rất cần thiết đối với các bé còn ở độ tuổi “mầm non” – ăn và quấy. Dỗ dành nhưng không có nghĩa là chiều theo những nhu cầu vô lý của bé. Thay vào đó hãy khuyến khích trẻ bằng lời nói như “ A, há mồm ngoan mẹ đút cho bé nào” hoặc những lời dỗ dành như: “con giỏi quá” , “con làm rất tốt”. Những lời động viên chính là đang dạy trẻ những thứ được cho là đúng đắn.
6 – Để trẻ thật đói trước khi ăn
Cho bé ăn quá nhiều hoặc cho bé ăn vặt trước khi ăn chính là nguyên nhân khiến trẻ không cảm thấy đói. Hãy hạn chế cho bé ăn vặt, nhất là một tiếng trước khi bữa ăn của con bắt đầu. Đối với những bé biếng ăn, cách này đôi khi không hiệu quả. Tuy nhiên, hãy tạo hứng thú cho con bằng cách thay đổi thực đơn thường xuyên. Trẻ sẽ luôn bị thu hút bởi những thứ mới lạ.
7 – Sử dụng cháo, bột ăn dặm thơm ngon cho bé ăn
Việc sử dụng các loại bột ăn dặm cho bé ngon và dinh dưỡng sẽ giúp bé thích thú với việc ăn, kích thích vị giác một cách tốt nhất. Bé sẽ có thể ăn ngon và nhanh chóng sau đó mới bắt đầu chơi hoặc xem tivi khi bé thích. Điều này đòi hỏi mẹ phải có một tay nghề nấu bếp thật ngon. Một phương án khác cho mẹ là có thể sử dụng các loại cháo dinh dưỡng mua ngoài như: cháo ăn dặm Matsuya, cháo dinh dưỡng Cây Thị, cháo Mabu, Nestle,… với hương vị thơm ngon cho bé để bé có thể tập trung ăn hơn.
8 – Cho bé ăn cùng cả gia đình
Cho trẻ ngồi cùng cả gia đình khi ăn là một phương pháp rèn luyên thói quen vô cùng đúng đắn. Thế nhưng do thời gian bữa ăn của bé và gia đình khác nhau nên nhiều khi, việc cả gia đình ngồi ăn cùng nhau là khó xảy ra. Nếu các bậc phụ huynh sắp xếp được thói quen này cho trẻ, bé sẽ không chỉ ăn ngoan mà còn học được cách ăn và thái độ khi ăn của cả gia đình. Từ đó bé sẽ hình thành nhận thức ăn nghiêm túc, cha mẹ sẽ không cần lo lắng trẻ quấy khóc đòi xem tivi hay chơi đùa mỗi khi đến bữa ăn nữa.
Cho dù rất khó để bỏ thói quen của trẻ xem tivi khi ăn. Tuy nhiên, không có gì là không thể nếu cha mẹ cùng kiên trì rèn luyện cho con. Ngoài ra, đây là cũng một bài học dành cho những mẹ sắp có con bước vào giai đoạn ăn dặm – hãy tạo thói quen tốt cho con từ khi mới bắt đầu. Nếu bạn đang một bậc phụ huynh có con đến tuổi ăn dặm thì hãy nhanh chóng lưu những phương pháp cũng như tác hại khi trẻ xem tivi khi ăn cháo hoặc chơi trong khi ăn, tin tôi đi, sẽ có lúc bạn cần đến nó cho sau này.